Header Ads

Những nguyên nhân cha mẹ không thể ngờ tới khiến trẻ không nghe lời.

Trẻ không nghe lời người lớn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và bố mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân đó để đưa ra biện pháp khắc phục. Có những nguyên nhân có thể từ những hành động của bố mẹ mà chính các phụ huynh cũng không ngờ tới.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều luôn thắc mắc vì sao con không nghe lời mình, vì sao con quá lì lợm? Thực tế, trẻ không nghe lời người lớn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và bố mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân đó để đưa ra biện pháp khắc phục. Có những nguyên nhân có thể từ những hành động của bố mẹ mà chính các phụ huynh cũng không ngờ tới:

1. Cho con sự lựa chọn

Khi bạn muốn con ăn bữa tối nhưng lại hỏi bé: "Con có muốn ăn tối không?" Mẹ không nói cho con biết con cần phải làm gì mà thay vào đó lại mang đến cho con sự lựa chọn để nói "Không!" với yêu cầu của bố mẹ. Vì vậy, hãy đi thẳng vào vấn đề và diễn đạt một cách tích cực ví dụ như: "Đến giờ ăn tối rồi, chúng ta phải ăn thôi!" hay "Con cần phải ăn tối với bố mẹ ngay bây giờ!"

2. Không nhìn vào con khi nói

Hầu hết các bậc phụ huynh thường "ra lệnh" cho con từ một nơi khác như căn phòng bên cạnh hay từ trong nhà bếp mà không nhìn thẳng vào mắt con khi nói. Hành động này khiến con cho rằng mình chẳng cần quan tâm nhiều đến lời nói của bố mẹ, vì thực tế, cách bố mẹ yêu cầu chưa thể hiện được tầm quan trọng của chính yêu cầu đó để con có thực hiện. Vì vậy, hãy đến gần con và nhìn thẳng vào mắt bé để nói những điều cần nói.

Hầu hết các bậc phụ huynh thường "ra lệnh" cho con từ một nơi khác như căn phòng bên cạnh hay từ trong nhà bếp mà không nhìn thẳng vào mắt con khi nói.

3. Nói quá nhiều

Trẻ nhỏ thường gặp khó khăn khi xử lý quá nhiều thông tin trong cùng một lúc. Vì vậy, khi con có vẻ như không làm theo những gì bạn nói thì bạn hãy suy xét lại lời nói của mình. Việc đưa ra những yêu cầu liên tiếp nhau sẽ khiến trẻ khó nhớ và không làm theo lời của bố mẹ. Cho nên, bạn cần nói chậm rãi hơn, từ từ và dễ hiểu đồng thời đưa ra thêm những hướng dẫn cụ thể cho việc mà bé cần làm và yêu cầu bé lặp lại sau mỗi lời bạn nói để kiểm tra xem liệu bé có tập trung và nhớ lời dặn của bạn hay không.

4. Không gọi tên con

Đối với gia đình có nhiều đứa trẻ, bố mẹ cần gọi rõ tên con khi muốn yêu cầu con làm một việc gì đó hay trách mắng con. Việc gọi chính tên gọi của con sẽ khiến con cảm nhận được bố mẹ đang muốn nói chuyện trực tiếp với mình và cũng để bọn trẻ chú ý đến những điều bạn nói.

5. Thái độ tiêu cực của bố mẹ

Hãy thay đổi giọng điệu khi trách mắng con theo hướng tích cực hơn. Thay vì quát tháo "Con không được làm như vậy!" thì hãy nói với con "Có lẽ con nên làm theo cách khác thì tốt hơn!".


Không nên la hét, quát mắng con vì điều này chỉ càng làm trầm trọng thêm vấn đề.

6. La hét trước mặt con

Bố mẹ cần giữ bình tĩnh mỗi khi con không nghe lời hay phạm lỗi, không nên la hét, quát mắng con vì điều này chỉ càng làm trầm trọng thêm vấn đề. Hãy bình tĩnh và giải thích cho con hiểu lỗi của mình và đưa ra những lời khuyên dạy con đúng đắn.

7. Nói khi con đang giận dữ

Một sai lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ thường mắc phải là cố gắng nói chuyện với một đứa trẻ khi bé đang giận dữ. Cơn giận sẽ khiến bọn trẻ càng kháng cự với lời nói của bạn hơn, vì vậy hãy đợi đến khi con hoàn toàn bình tĩnh, cơn giận lắng xuống và bắt đầu nói chuyện với con.

8. Nói quá khó hiểu

Khi nói chuyện với con, bố mẹ hãy xem xét mức độ hiểu biết của trẻ. Với những đứa trẻ nhỏ, sẽ tốt hơn khi nói với con những câu ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, nếu không, phụ huynh sẽ càng mất thời gian hơn vì khả năng hiểu biết hạn chế của trẻ.
Cho con nhận thấy uy nghiêm của bố mẹ nhưng đừng thể hiện điều đó quá gay gắt.

9. Không tỏ thái độ uy nghiêm

Khi bố mẹ đưa ra một yêu cầu với con cái, hãy chắc chắn rằng bọn trẻ hiểu chúng phải làm theo yêu cầu đó. Hãy cho con biết bạn sẽ không thay đổi quyết định dù chuyện gì xảy ra và con phải làm theo những gì bố mẹ nói, bố mẹ hoàn toàn nghiêm túc và không đùa giỡn gì về vấn đề này. Cho con nhận thấy uy nghiêm của bố mẹ nhưng đừng thể hiện điều đó quá gay gắt.

10. Không cho con quyền lựa chọn

Việc áp đặt con cái với một số vấn đề không cần thiết sẽ khiến con cảm thấy bản thân mất đi sự tự do. Vì vậy, bố mẹ cần linh động trong các vấn đề thường ngày, nên tránh áp đặt nếu vấn đề đó không quá quan trọng. Chẳng hạn như việc mặc những bộ quần áo nào mà con thích, hãy cho con quyền lựa chọn vì điều này sẽ giúp tăng tính hợp tác của con trong các vấn đề khác.

QN (Thế giới trẻ)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.